Việt Nam Tục ở rể

Tại Việt Nam có nhiều dân tộc có phong tục ở rể, có mặt ở cả ba miền.

  1. Các dân tộc theo chế độ mẫu hệ, đàn ông ở rể trọn đời, gồm có nhóm Nam đảoNgười Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai, và Nhóm Môn – KhmerNgười Ba Na, Cơ Ho.
  2. Các dân tộc theo chế độ phụ hệ, đàn ông ở rể có thời hạn, gồm có Nhóm Tày - TháiNgười Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, TàyThái, và Nhóm Môn – KhmerNgười Chơ Ro, Nhóm H'Mông - DaoNgười DaoPà Thẻn. Đàn ông thường ở rể đến khi đôi vợ chồng có con thì về ở bên nhà chồng.

Tục ở rể người Dao quần trắng

Được thực hiện trước từ một đến ba năm khi lễ cưới chính thức được tổ chức và tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của nhà trai. Nhà trai đưa sang nhà gái một mâm lễ vật gồm:

  • Một đồng bạc trắng hoa xòe
  • Một chiếc vòng tay "lá hẹ" bằng bạc trắng
  • 6 đôi gà
  • Một con lợn dò chừng 30 kg.

Bạc trắng và vòng tay được coi như vật tín trao cho người con gái, còn gà, lợn sẽ được đem ra giết thịt để dâng cúng tổ tiên chính thức công nhận người con trai trở thành con rể và được phép ăn ở, qua lại trong gia đình nhà vợ một cách đàng hoàng.

Đáp lễ và để cầu phúc cho đôi trẻ, bà mẹ người con gái sẽ tặng lại cho con gái và con rể một chiếc địu hoa do chính tay bà mẹ cắt khâu, ngụ ý mong các con sớm có con bồng con bế theo quan niệm "có nuôi có lãi" của đồng bào.

Tục ở rể người Ba Na

Tục ở rể người Kơ Ho